bài Viết

Bí quyết xây dựng hệ thống BOM – Định mức nguyên vật liệu hiệu quả

03/06/2021

Xây dựng hệ thống BOM đóng vai trò quan trọng bởi nó định hình hoạt động sản xuất trong mỗi nhà máy. Tuy nhiên, có rất nhiều vấn đề thường xảy ra khi doanh nghiệp thiết kế định mức nguyên vật liệu sai cách và dưới đây là gợi ý để các đơn vị có thể triển khai BOM hiệu quả hơn:

Định mức nguyên vật liệu

Vai trò của BOM trong sản xuất

Định mức nguyên vật liệu (Bill of Materials – BOM) là một danh sách bao gồm các nguyên liệu thô, thành phần và linh kiện cần thiết để xây dựng, sản xuất hoặc sửa chữa một sản phẩm hoặc dịch vụ. Tại các phân xưởng, luôn có nhiều định mức nguyên vật liệu khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu kinh doanh và mục đích sử dụng, nhưng các BOM đều có chung mục tiêu:

  • Thông qua BOM có thể quản lý số lượng của nguyên phụ liệu cần cho việc sản xuất thành phẩm.
  • Tính toán định mức giúp dự trù được số lượng nguyên vật liệu cần thiết cho mỗi đơn hàng sản xuất.
  • Có thể phân tích chênh lệch năng suất giữa định mức và tình hình thực tế.
  • BOM đã đăng ký trở thành mặc định trong quản lý tồn kho sản xuất vì được liên kết với tính năng khác.

Các vấn đề thường gặp khi doanh nghiệp xây dựng hệ thống BOM kém hiệu quả

Để có thể xây dựng một hệ thống BOM hiệu quả, đảm bảo hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được coi là vấn đề nan giải của nhiều doanh nghiệp. Một số khó khăn khi nhà máy triển khai hệ thống BOM không đạt chuẩn, có thể kể đến như:

  • Khai báo số lượng thành phần sai, thể hiện hàng tồn kho trong doanh nghiệp không chính xác: Điều này có thể dẫn đến tình trạng ngừng sản xuất giữa chừng do không đủ hàng hóa vận hành, gây kéo dài thời gian và tăng mức thiệt hại chi phí.
  • Việc đăng ký bán thành phẩm và thành phẩm trên BOM không đầy đủ: Mọi nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất ra thành phẩm đều cần đăng kí danh mục tại BOM, nếu không, có thể khiến thành phẩm cuối cùng không đạt tiêu chuẩn về chất lượng.
  • Định giá không chính xác cho các phương án kế toán/sản phẩm: Đây là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng lợi tức đầu tư của doanh nghiệp. Nếu kéo dài, vấn đề này sẽ lan rộng và ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trong đơn vị, gây thiệt hại nặng nề về mặt chi phí.
  • Sản xuất đơn vị ngoài thông số – Việc sản xuất đơn vị ngoài thông số dẫn đến lô sản phẩm không đạt tiêu chuẩn đề ra, ảnh hưởng về mặt lợi nhuận, cao hơn nữa là thương hiệu doanh nghiệp.
  • Khiếu nại về sản phẩm và vấn đề hoàn đơn hàng của khách – Các sản phẩm được triển khai từ hồ sơ BOM không chính xác dẫn đến các sự cố mặt kỹ thuật. Điều này khiến hàng hóa không đảm bảo chất lượng, khiến người dùng cuối không hài lòng, tất yếu dẫn đến việc hoàn trả hàng hóa.

Định mức nguyên vật liệu

Đọc thêm: Cách nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất

Bí quyết thiết kế BOM hiệu quả

Dưới đây là một số mẹo để xây dựng BOM hiệu quả:

Sử dụng hệ thống cho phép đăng ký BOM tự động

Với hệ thống này, doanh nghiệp sẽ không còn các nỗi lo về việc khai báo hay đăng ký danh mục thiếu chính xác. Các BOM được cập nhật dữ liệu một cách tự động từ các bộ phận cần thiết như kho, bán hàng, mua hàng… Điều này cho phép nhà máy sẽ có eBOM hiệu quả ngay từ khi bắt đầu vòng đời của sản phẩm. Một trong những gợi ý cho phép doanh nghiệp của bạn có thể xây dựng BOM tự động đó là triển khai ERP trong nhà máy, module quản lý sản xuất sẽ cho phép di chuyển các dữ liệu cần thiết cho hoạt động xây dựng BOM, giúp đảm bảo tính chính xác của BOM. Ngoài ra, với ERP, doanh nghiệp sẽ có hệ thống phân quyền truy cập để quản lý sản xuất nói chung và vào BOM nói riêng. Điều này nhằm tránh tình trạng xóa hay thay đổi dữ liệu không cần thiết, ảnh hướng tới công việc sản xuất của nhà máy.

Luôn ghi nhận mọi sự thay đổi và điều chỉnh tại các BOM cần thiết

BOM không phải là một tài liệu tĩnh, nó thay đổi dựa trên tình hình đơn hàng, nhu cầu sản xuất thực tế tại nhà máy. Việc không kịp thời ghi nhận các dữ liệu thay đổi bao gồm từ giá thành, sửa đổi bản vẽ, thay thế bộ phận, thay đổi bao bì, chuyển nhà cung cấp… dẫn đến việc chậm trễ, sản phẩm không đạt chất lượng, không duy trì được nguồn nguyên vật liệu và nhiều vấn đề khác trong sản xuất. Bằng cách xây dựng hệ thống tự động ghi nhận khi có thay đổi xảy ra, độ chính xác sẽ được duy trì trong suốt vòng đời của sản phẩm, gia tăng tính hiệu quả mà các BOM đem lại.

Chuẩn hóa quy trình đánh giá

Trong BOM, có nhiều chi tiết sẽ được thay đổi tùy theo tình hình thực tế. Nhưng đối với vòng đời sản phẩm, khi chỉnh sửa quá nhiều sẽ dẫn tới các điểm không chính xác cộng lại, do đó tạo ra những sản phẩm kém chất lượng. Quá trình đánh giá có thể tìm kiếm các sai sót như thay đổi đơn vị đo lường, thay thế bộ phận, thay đổi bản vẽ… Do đó cần kiểm tra các BOM theo lịch trình, lưu ý những thay đổi nếu thích hợp, sửa chữa các sai sót ngay khi chúng được xác định và ghi lại những thay đổi cần thiết trong quá trình đánh giá.

Kết luận

Ngày nay, xây dựng BOM tự động nhờ vào các giải pháp công nghệ tiên tiến đang trở thành xu hướng mới trong lĩnh vực sản xuất cho phép mỗi doanh nghiệp quản lý tốt hơn vòng đời của sản phẩm trong suốt quá trình phát triển sản phẩm mới. Điều này cũng định hình cho mục tiêu chuyển đổi nhà máy thông minh mà doanh nghiệp nên đón đầu. Để được tư vấn bí quyết xây dựng một hệ thống BOM hoàn toàn tự động, doanh nghiệp hãy liên hệ với các chuyên gia với kinh nghiệm tư vấn triển khai 15 năm qua số hotline: 092.6886.855

Đọc thêm: Nhà máy thông minh – Xu hướng không thể bỏ qua của mọi doanh nghiệp sản xuất

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng