bài Viết

Triển khai Nhà máy thông minh – Chìa khóa để nâng cao hiệu quả sản xuất

11/09/2020

Xu hướng dịch chuyển nguồn cung ứng sản phẩm từ Trung Quốc sang các thị trường tiềm năng lân cận mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp Việt. Trong bối cảnh đó, để chiếm được sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài,tất yếu doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả sản xuất. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một gợi ý cho doanh nghiệp giải quyết vấn đề này.

triển khai nhà máy thông minh

“Bắt bệnh” các doanh nghiệp sản xuất

Chất lượng (Quality) – Chi phí (Cost) – Tiến độ thực hiện đơn hàng (Delivery), hay còn gọi là (QCD) luôn là ba mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào.

  • Chất lượng (Q): Trong bối cảnh thị trường ngày một khó tính hiện nay, để duy trì khả năng cạnh tranh, chất lượng là yếu tố quyết định. Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên chỉ dừng lại ở việc đảm bảo chỉ tiêu chất lượng, mà thực sự cần một chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm để chinh phục các khách hàng mới, vươn tầm thế giới, doanh nghiệp.
  • Chi phí (C): Việc cắt giảm chi phí là ước mơ của bất kì nhà quản trị nào, đặc biệt với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất. Có rất nhiều cách để cắt giảm chi phí, ví dụ như giảm đều mọi khoản chi tiêu, số khác lại nhắm vào khu vực tiêu hao nhất. Những cách làm này có thể đem lại những tác động tích cực trước mắt nhưng lại gây hại cho vị thế và tăng trưởng lâu dài của doanh nghiệp.
  • Tiến độ sản xuất (D): Hiếm doanh nghiệp nào có thể đảm bảo 100% thậm chí 90% tiến độ mọi đơn hàng. Nguyên do thường tới từ những khó khăn trong việc phân bổ nguồn lực sản xuất, thường xuyên xảy ra tình trạng quá tập trung vào đơn hàng trọng điểm mà bỏ lỡ các đơn hàng khác. Trong khi những doanh nghiệp khác lại không thể chủ động nguồn cung nguyên vật liệu khi không xây dựng được kế hoạch nguyên vật liệu phù hợp,… 

Tháo gỡ vấn đề của doanh nghiệp bằng giải pháp công nghệ

Như đã nói ở một bài viết trước đây, công nghệ không phải là “cây đũa thần” giải quyết mọi vấn đề của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các tác động của việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất nói chung và cải tiến QCD nói riêng rất rõ ràng và có thể tạo những thay đổi đáng kể: 

  Vấn đề

       Cách giải quyết 

       bằng công nghệ

        Chức năng cụ thể của hệ thống




Chất lượng


Thu thập dữ liệu

Ghi nhận dữ liệu về chất lượng sản phẩm

Nghiệp vụ truy xuất nguồn gốc


Quản lý chất lượng

Quản trị tiêu chuẩn chất lượng

Hỗ trợ đề xuất cải tiến chất lượng sản phẩm




Chi phí

Tính toán dựa trên số liệu

Đo đạc số lượng tiêu thụ thực tế

Theo dõi thời gian làm việc thực tế


Quản lý chi phí

Tính toán chi phí thực tế

Kiểm soát chi phí


Tiến độ sản xuất


Theo dõi hiệu quả sản xuất

Lập kế hoạch/lịch/lệnh sản xuất cụ thể chi tiết

Đề xuất kế hoạch nguyên vật liệu

Tự động hóa quá trình sản xuất

 

Như vậy, ứng dụng công nghệ có thể giúp nhà quản trị có một cái nhìn tổng quan về hoạt động vận hành sản xuất một cách chính xác. Từ đó, hỗ trợ công tác quản trị:

  • Nắm bắt chỉ số hiệu xuất năng lực tổng thể (OEE) để có kế hoạch điều chỉnh phù hợp
  • Cân đối năng lực của các bộ phận chức năng để lên kế hoạch sản xuất phù hợp với nhu cầu thực tế
  • Chủ động nguồn cung nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất
  • Giảm tác động/sai lỗi từ phía con người vận hành

triển khai nhà máy thông minh (2)

Trên thực tế, hiện nay, các doanh nghiệp đứng đầu thị trường còn có xu hướng ứng dụng một bộ giải pháp công nghệ toàn diện, có tên gọi là Nhà máy thông minh. Điểm đặc biệt trong giải pháp này là nó được tích hợp nền tảng công nghệ IIoT (Internet vạn vật trong công nghiệp) để theo dõi chính xác mọi hoạt động của máy móc thiết bị ở xưởng sản xuất trong thời gian thực. Điều này giúp các nhà điều hành doanh nghiệp kịp thời phát hiện, xử lý sự cố một cách nhanh chóng, giảm thiểu tối đa tổn thất do gián đoạn hoạt động.

Câu chuyện triển khai thực tế Nhà máy thông minh tại một doanh nghiệp Việt

Xây dựng chiến lược phát triển dựa trên 3 trụ cột QCD: “Chất lượng – Tiến độ – Chi phí”, sau 14 năm hoạt động, Công ty Cổ phần HTMP đã từng bước chiếm lĩnh thị trường và dần trở thành doanh nghiệp đứng đầu cả nước trong lĩnh vực chế tạo khuôn mẫu nhựa và gia công cơ khí. Không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước, HTMP đã trở thành đối tác cung cấp sản phẩm cho hàng loạt tập đoàn đa quốc gia như Toyota, Yamaha, Sony, Canon,… Mới đây, HTMP còn vượt qua rất nhiều nhà cung ứng toàn cầu để trở thành đối tác sản xuất hàng phụ trợ của Amazon tại thị trường Việt Nam. 

Việc trở thành đối tác của các ông lớn trên trường quốc tế là đòn bẩy thúc đẩy ban lãnh đạo HTMP ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản lý sản xuất với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất. Tầm nhìn chiến lược này đã được chuyển thành hành động thực tế: Những ngày cuối tháng 8.2020 vừa qua, Công ty Cổ phần HTMP đã bắt tay với đơn vị tư vấn chiến lược QUNIE CORPORATION tới từ Nhật Bản và nhà cung cấp phần mềm quản trị doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam –  Công ty Cổ Phần Giải pháp ERP – ITG để ký kết dự án triển khai Nhà máy thông minh. Đây có thể coi là một trong những dự án tiên phong ứng dụng toàn bộ giải pháp công nghệ trong quản trị doanh nghiệp sản xuất tại khu vưc miền Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung. 

triển khai nhà máy thông minh HTMP

Phát biểu khai mạc buổi lễ, ông Nguyễn Văn Hào – Giám đốc nhà máy 3 của tổng công ty HTMP cho biết: “Mô hình nhà máy thông minh hiện nay là một xu thế tất yếu của những công ty sản xuất trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0. HTMP cũng ấp ủ từ lâu ý tưởng số hóa những nhà máy của mình. Và đến ngày hôm nay, khi đã hội tụ được các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, hệ thống tổ chức và đội ngũ nhân viên có trình độ, HTMP đã sẵn sàng bước một bước tiến mới, triển khai xây dựng nhà máy thông minh”.

Dự án triển khai giải pháp nhà máy thông minh được kì vọng sẽ giúp HTMP tối ưu hóa hoạt động sản xuất và chất lượng sản phẩm theo thời gian thực, giảm tối đa hao phí nhân công vào các công việc nhập liệu, kiểm đếm. Ngoài ra, hệ thống còn cho phép quản lý máy móc, thiết bị tự động và có khả năng phân tích dự báo các sự cố có thể xảy ra, giúp nhà quản trị có thể ra quyết định nhanh chóng trước những biến động của thị trường.

Kết

Vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất thông qua ba yếu tố: Chất lượng – Chi phí – Tiến độ giao hàng là câu chuyện không mới đối với các doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, cách mạng công nghệ 4.0 cùng với giải pháp quản trị Nhà máy thông minh ra đời mở ra một cơ hội mới để giải quyết bài toán này một cách toàn diện tận gốc của vấn đề. Câu chuyện của HTMP hi vọng sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp mạnh dạn triển khai chiến lược số hóa để gia nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng