bài Viết

NGÀNH BÁN LẺ TÍCH CỰC ỨNG DỤNG ERP

19/08/2010

erp cho nganh phan phoi ban - NGÀNH BÁN LẺ TÍCH CỰC ỨNG DỤNG ERPTrung tuần tháng 10/2008, trung tâm phần mềm HPT (trực thuộc công ty cổ phần dịch vụ công nghệ tin học HPT) ký tiếp hợp đồng tư vấn hệ thống kiểm soát nội bộ (ICM) và triển khai giải pháp hoạch định nguồn lực DN Oracle eBusiness Suite (EBS) cho công ty cổ phần thương mại Nguyên Bình (chuyên sản xuất và phân phối dầu ăn, bột nêm, bột canh…).

Đây là hợp đồng thứ 4 của HPT triển khai giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP cho các DN thuộc ngành phân phối, bán lẻ. TGVT đã có cuộc trao đổi với ông Võ Hồng Kỳ, giám đốc trung tâm phần mềm HPT (HPTSoft):

Xin ông cho biết kinh nghiệm của HPT trong việc triển khai giải pháp phần mềm ERP, đặc biệt trong ngành phân phối, bán lẻ?

Thị trường Việt Nam có tỷ lệ người trong độ tuổi mua sắm cao. Đặc biệt, kể từ năm 2009, khi Việt Nam cam kết mở rộng hoàn toàn thị trường bán lẻ thì ngành này sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt. Đây là giai đoạn các DN cần rà soát lại hoạt động kinh doanh để nâng cao hiệu quả cạnh tranh và CNTT đóng vai trò tối quan trọng. Các DN trong ngành phân phối bán lẻ cũng thấy được cơ hội này và có những nỗ lực rất lớn trong việc ứng dụng CNTT. HPT đã có quá trình triển khai các dự án phần mềm cho tập đoàn Unilever, Metro Việt Nam, Lucky Star… Do đó, HPTSoft cũng nhận thấy thế mạnh của mình trong ngành sản xuất, phân phối và bán lẻ. Thời gian tới, HPTSoft sẽ đẩy mạnh phân khúc phần mềm ERP dành cho DN ngành phân phối và bán lẻ nhằm giảm bớt khó khăn và nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Kinh nghiệm triển khai giải pháp ERP của HPTSoft là trước khi lên kế hoạch, cần phải xác định rõ ràng mục tiêu, phạm vi dự án (đầu tư theo từng chi nhánh, từng địa điểm hay đầu tư tất cả cùng một lúc hoặc theo từng phân hệ), chuẩn hóa toàn bộ quy trình trong hoạt động doanh nghiệp. Quy trình phải thực tiễn, vừa đủ và có thể tham khảo việc ứng dụng từ một đơn vị cùng ngành đã triển khai thành công. Sau đó, lựa chọn nhà cung cấp, giải pháp có uy tín và có kinh nghiệm. Quan trọng là nhận thức của các cấp lãnh đạo: hiểu rõ được lợi ích giải pháp quản trị doanh nghiệp ERP mang lại, quản lý được các thay đổi khi triển khai giải pháp ERP, đầu tư đủ nguồn lực như cần có con người hiểu biết quy trình doanh nghiệp, có thể tham gia xem xét và đóng góp ý kiến cho quy trình tương lai. Phương án triển khai và kế hoạch phải phù hợp, sản phẩm đã được chứng minh có hiệu quả. Cuối cùng là chạy thử chương trình, huấn luyện sử dụng. Theo tôi, nên có một ban chuyên trách của các bên tham gia để giải quyết nhanh chóng, kịp thời các thay đổi phát sinh, cùng phối hợp chặt chẽ.

Một số DN triển khai giải pháp phần mềm ERP với rất nhiều kỳ vọng nhưng không phải DN nào cũng triển khai thành công. Ông đánh giá như thế nào về việc này?

Việc triển khai thành công một dự án phần mềm ERP phụ thuộc vào 4 yếu tố: phạm vi và lộ trình thực hiện dự án; nhà tư vấn, triển khai phải đủ nguồn lực, kinh nghiệm; chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ; chi phí phù hợp với khả năng doanh nghiệp.

Việc các dự án thất bại trong thời gian qua bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan như: đơn vị tư vấn thiếu kiến thức về doanh nghiệp, lĩnh vực ngành nghề triển khai, họ không có kinh nghiệm tư vấn và chỉ muốn dự án sớm kết thúc để thu hồi lợi nhuận. Trong khi đó, quy trình hoạt động sản xuất, kinh doanh trong DN ứng dụng còn mang tính cá thể chưa chuẩn hóa quy chế, quy trình rõ ràng hoặc không tuân theo tiêu chuẩn đề ra đã vội vàng triển khai. Mặt khác, đơn vị tư vấn, triển khai thường nhắm đến việc hướng dẫn người dùng hơn là tập trung vào tư vấn giải pháp (dựa trên nhu cầu thực tế của DN cũng như khả năng mở rộng phát triển).

Để triển khai một dự án phần mềm ERP cần nhiều thời gian, sớm nhất cũng là 6 tháng, trong khi đó nhu cầu xử lý thông tin trong đơn vị ngày càng nhiều, số lượng các đơn đặt hàng tăng cùng với xu thế phát triển DN nên cũng có không ít thay đổi. Khi đó, đơn vị triển khai và ứng dụng cần phải thảo luận thật kỹ, cần có một ban quản lý dự án của các bên để thống nhất các điều khoản. Và điều cần nhất lúc này là sự quyết tâm của các bên tham gia dự án, gồm cả lãnh đạo và nhân viên, nhà cung cấp giải pháp. Ngoài ra, trình độ của người dùng cũng là việc cần quan tâm, họ cần được đào tạo đầy đủ, thao tác trực tiếp hệ thống và tham gia đóng góp cho quy trình tương lai.

Hồng Vinh- pcworld.com.vn

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng