bài Viết

Quy trình hoạch định chất lượng sản phẩm Quality Planning theo phương pháp APQP

06/02/2022

Trong các chuỗi cung ứng phức tạp cũng như các loại sản phẩm mang tính chất đặc thù, việc đảm bảo chất lượng khi sản phẩm mới ra đời là một hoạt động quan trọng nhưng cũng rất khó khăn. Vì thế, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn phương pháp hoạch định chất lượng sản phẩm APQP để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng với các sản phẩm hoặc quy trình mới.

Hoạch định chất lượng là gì?

Một trong những hoạt động quan trọng của quản lý chất lượng đó chính là “hoạch định chất lượng”. Hoạch định chất lượng được đặc biệt chú trọng trong giai đoạn tiền sản xuất. Lý do chủ yếu là vì ở giai đoạn này, các lỗi phát sinh có thể dễ dàng được phát hiện và loại bỏ từ sớm bằng các biện pháp thích hợp. Bên cạnh đó, chi phí loại bỏ các sai sót chỉ bằng một phần nhỏ so với chi phí loại bỏ lỗi phát sinh trong quá trình sản xuất. Doanh nghiệp vì thế cũng hạn chế được những tổn thất gây ra khiến mất đi khách hàng.

Có nhiều lý thuyết khác nhau trong Hoạch định chất lượng. Có lý thuyết cho rằng, việc hoạch định chất lượng cần phải được lên kế hoạch chi tiết, bao gồm từ giai đoạn thiết kế đến phát triển sản phẩm cũng như tiến hành sản xuất. Bởi mọi công đoạn đều có những tác động sâu sắc đến chất lượng sản phẩm cuối cùng. Còn theo J.M Juran, việc hoạch định chất lượng là quá trình gây dựng nên các mục tiêu giá trị và phát triển các nguồn lực sẵn có để đạt được các nhiệm vụ đã đề ra trước đó. Theo ông, hoạch định chất lượng là một trong ba quy trình cơ bản của bộ ba chất lượng (Bộ ba Juran) – hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng và cải tiến chất lượng.

Do đó, quy trình hoạch định chất lượng cũng rất khác nhau, tiêu biểu là hoạch định chất lượng theo quy trình APQP (Mời bạn đọc đọc tiếp phần 3 để tìm hiểu chi tiết về APQP).

quality planning

Tại sao hoạch định chất lượng lại quan trọng?

■ Hoạch định chất lượng là một trong những điều kiện tiên quyết quyết định đến sự hài lòng của khách hàng;

■ Hoạch định chất lượng ngăn ngừa những bất cập, không đồng nhất giữa công dụng của sản phẩm và cách sử dụng nó;

■ Giai đoạn tiền sản xuất là nơi tập trung nhiều lỗi phát sinh nhất. Đây cũng là nơi thích hợp để áp dụng hoạch định chất lượng;

■ Việc loại bỏ những bất đồng trong quá trình hoạch định chất lượng sản phẩm chỉ tốn một phần nhỏ so với chi phí phải bỏ ra để sửa chữa trong quá trình triển khai và sử dụng sản phẩm;

■ Khi một tổ chức áp dụng các phương pháp và quy trình hoạch định chất lượng, đồng nghĩa với việc tổ chức đó đã sử dụng tất cả các biện pháp để ngăn ngừa các lỗi phát sinh từ sớm và đạt được sự hài lòng của khách hàng. Làm tăng sự uy tín của khách hàng đối với các sản phẩm cũng như với tổ chức;

■ Việc thực hiện đúng quá trình hoạch định chất lượng là yếu tố quan trọng trong cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

hoạch định chất lượng

Phương pháp hoạch định chất lượng sản phẩm – APQP

APQP viết tắt của từ Advanced Product Quality Planning – hay còn gọi là Hoạch định chất lượng sản phẩm nâng cao. Các sản phẩm và chuỗi cung ứng phức tạp từ nhiều nhà cung cấp có khả năng dẫn đến thất bại, đặc biệt là khi sản phẩm đó mới được tung ra thị trường. Hoạch định chất lượng sản phẩm APQP được xây dựng với mục tiêu đáp ứng yêu cầu về sản phẩm và thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng.

Có rất nhiều công cụ và kỹ thuật được mô tả để thực hiện quy trình APQP. Trong đó, những công cụ cốt lõi được sử dụng để tuân thủ IATF 16949 và ứng dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất oto.

Theo đó, doanh nghiệp sẽ xác định và thực hiện các bước cần thiết để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm của mình. Từ đó:

  • Định hướng các nguồn lực để đảm bảo tối đa sự thỏa mãn của khách hàng;
  • Giúp phát hiện sớm những thay đổi cần thiết;
  • Tránh được những thay đổi muộn màng;
  • Tạo ra sản phẩm chất lượng tốt đúng thời hạn với chi phí thấp nhất;
  • Cải thiện khả năng tương tác với các nhà thầu phụ;

Quy trình hoạch định chất lượng sản phẩm nâng cao APQP

Bước 1 – Lập kế hoạch và xác lập chương trình

Việc xác định và lập kế hoạch chương trình chất lượng cần phải gắn liền với nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần lưu ý, không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà vẫn đảm bảo mục tiêu cạnh tranh. Tùy thuộc vào sự phát triển sản phẩm, kỳ vọng và nhu cầu của khách hàng cũng như yếu tố thị trường, v..v, doanh nghiệp sẽ có những thay đổi phù hợp trong xác lập chương trình quản trị chất lượng.

Các hoạt động doanh nghiệp cần thực hiện bao gồm

Đầu vào Nghiên cứu thị trường, tận dụng tối đa dữ liệu về nhu cầu khách hàng, Lập kế hoạch kinh doanh và chiến lược tiếp thị; Thiết lập các giả định về sản phẩm / quy trình; Nghiên cứu về độ tin cậy của sản phẩm…
Kết quả đầu ra Nắm rõ các chỉ tiêu về độ tin cậy và chất lượng; Thiết lập sơ đồ quy trình sơ bộ; Hỗ trợ quản lý (bao gồm lịch trình thời gian và lập kế hoạch nguồn lực và bảo vệ nhân sự, phân tích nguyên liệu sơ bộ, xác định sơ bộ các tính năng cụ thể của sản phẩm và quy trình…

Bước 2 – Thiết kế và phát triển sản phẩm

Mục đích của giai đoạn này là hoàn thành thiết kế sản phẩm. Đây cũng là nơi đánh giá khả năng tồn tại của sản phẩm thông qua các tiêu chí như đáp ứng nhu cầu khách hàng hay không? Có đáp ứng khối lượng sản xuất và tiến độ thời gian không? Thiết kế có đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cùng với các yêu cầu về chất lượng, độ tin cậy, chi phí đầu tư, và thời gian sản xuất không?….

Các hoạt động doanh nghiệp cần thực hiện bao gồm:

Đầu vào Tương ứng với đầu ra của Bước 1 – Lập kế hoạch và xác lập chương trình
Kết quả đầu ra Xem xét và xác minh thiết kế hoàn thành. Thông số kỹ thuật của vật liệu và thiết bị được xác định. Phân tích hiệu ứng và chế độ thất bại của thiết kế đã hoàn thành để đánh giá xác suất thất bại…

Bước 3 – Thiết kế và phát triển quy trình

Giai đoạn này tập trung vào việc lập kế hoạch cho quá trình sản xuất sẽ tạo ra sản phẩm mới hoặc cải tiến. Đây là giai đoạn đảm bảo toàn bộ hệ thống sản xuất sẽ tuân thủ các yêu cầu, và kỳ vọng của khách hàng. Do đó, việc thiết kế và phát triển quy trình sản xuất cần tính đến các thông số kỹ thuật và chất lượng của sản phẩm và chi phí sản xuất.

Đầu vào Tương ứng với đầu ra của Bước 2 – Thiết kế và phát triển sản phẩm
Kết quả đầu ra Đạt tiêu chuẩn và quy cách đóng gói sản phẩm; phân tích về ảnh hưởng và chế độ thất bại của toàn bộ quá trình để xác định và quản lý rủi ro; phương án phân tích hệ thống đo lường; bố trí mặt bằng sản xuất; kế hoạch kiểm soát và quản lý để xác minh hàng loạt; thông số kỹ thuật chất lượng của quá trình vận hành

Bước 4 – Xác thực sản phẩm và quy trình

Việc xác nhận sản phẩm và quá trình được thực hiện trên cơ sở kiểm tra xác minh. Bộ phận lập kế hoạch chất lượng cần xác định xem kế hoạch kiểm soát và quản lý có được tuân thủ nghiêm ngặt hay không? Sản phẩm có đáp ứng yêu cầu của khách hàng hay không?

Cũng trong giai đoạn này, doanh nghiệp có thể phát hiện ra các vấn đề khác cần được kiểm tra, sau đó cần nhanh chóng đưa ra giải pháp xử lý trước khi bắt đầu sản xuất.

Đầu vào Tương ứng với đầu ra của Bước 3 – Xác thực sản phẩm và quy trình
Kết quả đầu ra Xác nhận năng lực và độ tin cậy của quá trình sản xuất. Tương tự như vậy, về tiêu chí chấp nhận chất lượng sản phẩm; Hiện thực hóa quá trình sản xuất thử nghiệm; Thử nghiệm sản phẩm để xác nhận hiệu quả của phương pháp sản xuất được thực hiện; Thực hiện các điều chỉnh cần thiết trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

Bước 5 – Ra mắt, đánh giá phản hồi và cải tiến

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ tiến hành sản xuất trên quy mô với trọng tâm là đánh giá và cải tiến các quy trình. Trụ cột của bước 5 đó là giảm các biến thể của quá trình, xác định các vấn đề cũng như bắt đầu các hành động khắc phục để hỗ trợ cải tiến liên tục. Ngoài ra còn có việc thu thập và đánh giá phản hồi của khách hàng và dữ liệu liên quan đến hiệu quả của quy trình và lập kế hoạch chất lượng.

Đầu vào Tương ứng với đầu ra của Bước 4 – Ra mắt, đánh giá phản hồi và cải tiến
Kết quả đầu ra Gia tăng sự nhất quán trong quy trình sản xuất; Cải thiện chất lượng trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng; Cải thiện sự hài lòng của khách hàng.

Kết

Hoạch định chất lượng sản phẩm Quality Planning theo APQP cung cấp các bước cần thiết để doanh nghiệp ngăn ngừa tối đa lỗi xảy ra trong quá trình sản xuất và tối ưu hóa chất lượng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

Chất lượng thể hiện uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường. Chất lượng cũng tác động rất lớn đến sự lựa chọn sản phẩm của khách hàng. Vậy làm thế nào để quản lý chất lượng hiệu quả? Đón đọc bài viết: 101 điều cần biết để quản lý và nâng cao hiệu quả chất lượng để tìm câu trả lời.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng