bài Viết

ERP logistics là gì? So sánh sự khác nhau giữa ERP logistics và ERP tiêu chuẩn

19/09/2024

ERP logistics là giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp tối ưu hóa mọi quy trình trong chuỗi cung ứng, từ lập kế hoạch, theo dõi đơn hàng, quản lý kho bãi đến phân tích doanh thu, chi phí… Cùng ITG tìm hiểu thêm về giải pháp ERP cho doanh nghiệp logistic trong nội dung dưới đây!

ERP logistics là gì?

ERP logistics là phần mềm ERP được thiết kế chuyên sâu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp quản lý hiệu quả các quy trình liên quan đến ngành logistics và chuỗi cung ứng.

Hệ thống ERP logistics được thiết kế nhằm tối ưu hóa các quy trình trong chuỗi cung ứng

Hệ thống ERP logistics được thiết kế nhằm tối ưu hóa các quy trình trong chuỗi cung ứng

Với sự hỗ trợ của hệ thống ERP logistics, doanh nghiệp có thể tự động hóa các quy trình làm việc: Mua hàng, bán hàng, sản xuất, quản lý kho,… từ đó nâng cao hiệu suất, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu rủi ro và gia tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó, phần mềm cũng giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng quan và chi tiết về toàn bộ chuỗi cung ứng để đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt dựa trên số liệu thực tế.

ERP logistics có gì khác so với ERP tiêu chuẩn?

ERP tiêu chuẩn cung cấp các phân hệ cơ bản mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần đến và có thể sử dụng như: Tài chính – Kế toán, Quản trị nhân sự, Quản trị khách hàng,… Trong khi đó, ERP logistics tập trung vào các phân hệ quan trọng phục vụ riêng cho ngành logistics như:

  • Quản trị mua hàng: Hỗ trợ lập kế hoạch mua hàng, quản lý đơn mua, nhà cung cấp, hóa đơn, công nợ…
  • Quản trị bán hàng: Quản lý kế hoạch bán hàng, tính giá, báo giá, đơn hàng bán, chính sách bán hàng…
  • Quản trị kho: Quản lý nhập – xuất – điều chuyển kho, số lượng hàng tồn, vị trí lưu trữ hàng hóa,…
  • Quản trị sản xuất: Giúp quản lý nhu cầu sản xuất, nhu cầu nguyên vật liệu, kế hoạch sản xuất, quy trình sản xuất…
  • Quản trị kênh phân phối: Theo dõi tình trạng vận chuyển, giám sát hoạt động của các nhà cung cấp, đại lý và nhà phân phối như đặt hàng, giao nhận, thu tiền. Đồng thời hỗ trợ quản lý rủi ro, doanh thu và lợi nhuận
  • Quản lý vận chuyển: Quản lý lịch trình vận chuyển, theo dõi phương tiện vận chuyển và tài xế…
  • Báo cáo quản trị: Phần mềm cung cấp các công cụ hỗ trợ quản lý dữ liệu liên quan đến hoạt động logistics, giúp tích hợp và quản lý dữ liệu hiệu quả.
Sự khác nhau giữa ERP tiêu chuẩn và ERP logistics

Sự khác nhau giữa ERP tiêu chuẩn và ERP logistics

Ngoài ra, ERP logistics còn có khả năng tích hợp với các công nghệ như GPS, RFID và mã vạch để theo dõi chính xác vị trí và tình trạng của hàng hóa, đơn đặt hàng.

Xem thêm: Công nghệ RFID trong logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Cách ứng dụng ERP logistics để giải quyết những vấn đề nổi cộm trong quản lý chuỗi cung ứng

Bằng cách ứng dụng hiệu quả phần mềm ERP logistics, doanh nghiệp có thể tháo gỡ nhiều “nút thắt” trong quá trình quản lý chuỗi cung ứng như:

Chi phí vận hành cao

Tích hợp dữ liệu ở tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng (mua hàng – kho – sản xuất – phân phối…) là một thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay. Dữ liệu rời rạc không chỉ khiến nhân viên giữa các phòng ban gặp khó khăn khi phối hợp công việc mà còn làm ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nhà quản lý. Hậu quả là chi phí vận hành ngày càng tăng.

Khi sử dụng giải pháp ERP logistics, toàn bộ các module chức năng đều được tích hợp trên một hệ thống duy nhất giúp các phòng ban phối hợp công việc nhịp nhàng và liền mạch. Thông tin từ tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng sẽ liên tục được cập nhật, phân tích và gửi báo cáo về hệ thống trung tâm giúp nhà quản lý có thể theo dõi hoạt động vận hành nhanh chóng, mọi lúc – mọi nơi mà không cần phải chờ đợi để nhận phản hồi của cấp dưới. Điều này giúp chuẩn hóa quy trình làm việc của doanh nghiệp, nâng cao tính chủ động, cải tiến năng suất và giảm được chi phí do chậm trễ.

Hệ thống kho phức tạp, khó quản lý

Đối với các doanh nghiệp logistics, kiểm soát hàng tồn kho hiệu quả là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự ổn định của chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn đang tiến hành kiểm kê, quản lý hàng nhập – xuất thủ công bằng sổ sách hoặc Excel khiến tình trạng thất thoát hàng hóa thường xuyên xảy ra, nhân viên khó kiểm soát các vị trí trống trong kho và mất nhiều thời gian để tìm kiếm hàng… Khi quản lý tồn kho kém hiệu quả, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với tình trạng thừa/thiếu hàng hóa, làm gián đoạn chuỗi cung ứng.

Tính năng quản trị kho của hệ thống ERP logistics không chỉ giúp doanh nghiệp xác định số lượng, vị trí đặt hàng chính xác theo thời gian thực, hỗ trợ tìm kiếm hàng trong kho nhanh chóng mà còn có thể đề xuất vị trí trống trong kho giúp nhân viên sắp xếp hàng hóa tối ưu hơn. Ngoài ra, phần mềm còn có thể tính toán chi phí, giá vốn bình quân của sản phẩm, hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định nhập hàng sáng suốt.

Ứng dụng phương pháp quét mã để quản lý xuất - nhập kho giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian hơn

Ứng dụng phương pháp quét mã để quản lý xuất – nhập kho giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian hơn

Chẳng hạn, chức năng quản trị hàng tồn kho của phần mềm 3S ERP có thể giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả các quy trình, hạn chế tối đa tình trạng thất thoát hàng hóa và tiết kiệm tới 80% thời gian nhập/xuất/kiểm kê kho nhờ áp dụng phương pháp quét mã QR code/Barcode/RFID. Bên cạnh đó, phần mềm còn cho phép quản lý nhiều kho với nhiều chi nhánh, cơ sở khác nhau. Đồng thời, với chức năng điều chuyển kho, doanh nghiệp kiểm soát dễ dàng hàng hóa luân chuyển trong các kho khác nhau.








    Kế hoạch sản xuất kém hiệu quả

    Kế hoạch sản xuất thường được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố như: Nhu cầu sản xuất, nhu cầu nguyên vật liệu, năng lực sản xuất tổng thể… Nhưng việc thiếu một hệ thống quản lý thông tin hiệu quả đang làm cản trở quá trình ra quyết định của các nhà quản lý. Thông tin bị gián đoạn giữa các bộ phận, dữ liệu không đồng nhất và thiếu tính cập nhật theo thời gian thực khiến nhà quản lý không thể nắm bắt toàn diện về tình hình sản xuất, dẫn đến khó khăn trong việc điều chỉnh kế hoạch và đưa ra các quyết định kịp thời.

    Lúc này, hệ thống ERP sẽ đóng vai trò như một công cụ lập kế hoạch tổng thể. Dựa vào các thông tin thu thập được, phân hệ quản trị sản xuất của ERP sẽ giúp nhà quản lý lên kế hoạch sử dụng, sắp xếp các nguồn lực trong nhà máy sao cho phù hợp với nhu cầu sản xuất.

    Ngoài ra, ERP cũng giúp bộ phận mua hàng tính toán chính xác nhu cầu nguyên vật liệu cần cho quá trình sản xuất dựa trên nhu cầu sản xuất, BOM của thành phẩm và mức tồn nguyên vật liệu, từ đó lập kế hoạch mua sắm phù hợp. 

    Với lượng dữ liệu lớn được cung cấp theo thời gian gần như thực về quá trình đặt hàng, số lượng hàng tồn kho, hệ thống ERP có thể đưa ra những dự báo, đề xuất mua sắm nguyên vật liệu kịp thời để không làm gián đoạn chuỗi cung ứng.

    Điều phối giao hàng chưa tối ưu

    Giao hàng nhanh chóng, đúng hẹn là một trong những ưu tiên hàng đầu của ngành vận tải và logistics. Song, điều này vẫn đang là thách thức đối với nhiều doanh nghiệp do dữ liệu ở các khâu trong quá trình giao hàng không được kết nối và quản lý tập trung.

    Điều phối giao hàng chưa tối ưu là vấn đề chung của nhiều doanh nghiệp logistics

    Điều phối giao hàng chưa tối ưu là vấn đề chung của nhiều doanh nghiệp logistics

    Bằng cách ứng dụng phần mềm ERP logistics, doanh nghiệp có thể quản lý dữ liệu từ tất cả các bên liên quan như nhà bán lẻ, nhà phân phối, nhà cung cấp trên một hệ thống; giúp quản lý tồn kho, công nợ, tình trạng vận chuyển… hiệu quả, từ đó mang lại sự linh hoạt và minh bạch trong quản lý, cải thiện kênh phân phối, tăng tốc độ giao hàng.

    Ngoài ra, việc tích hợp hệ thống ERP logistics với công nghệ GPS còn giúp doanh nghiệp theo dõi các phương tiện đang di chuyển trong thời gian thực, đồng thời nắm rõ vị trí của phương tiện đó ở bất kỳ thời điểm nào. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho việc cung cấp thông tin cập nhật cho khách hàng, đơn vị bán,…

    Khó khăn trong quản lý nhân viên

    Công tác quản lý nhân sự – tính lương của doanh nghiệp logistics gồm nhiều nhiệm vụ khác nhau như: Quản lý chấm công, quản lý ngày nghỉ phép, hồ sơ nhân viên, khen thưởng – kỷ luật, phân tuyến bán hàng, quản lý KPIs của từng nhân viên, tính lương… Việc theo dõi và đánh giá thủ công khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian.

    Với phân hệ quản trị nhân sự của phần mềm ERP logistics, toàn bộ dữ liệu về nhân sự sẽ được lưu trữ và quản lý tự động, hạn chế nguy cơ sai sót. Tính năng đánh giá KPI được tích hợp vào ERP giúp người quản lý truy cập nhanh chóng vào các báo cáo đánh giá hiệu suất của nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi cho các quyết định cải tiến liên quan đến lực lượng lao động.

    4 yếu tố cần xem xét khi lựa chọn phần mềm ERP logistics

    Trước khi tiến hành triển khai ERP logistics, doanh nghiệp cần xem xét 4 yếu tố dưới đây:

    Các yếu tố cần lưu ý khi lựa chọn ERP cho doanh nghiệp logistics

    Các yếu tố cần lưu ý khi lựa chọn ERP cho doanh nghiệp logistics

    Đáp ứng yêu cầu đặc thù của ngành logistics

    Doanh nghiệp logistics có thể tham gia vào nhiều thị trường khác nhau. Mỗi ngành, mỗi loại hình dịch vụ sẽ có những yêu cầu khác nhau. Vì vậy, điều quan trọng là nhà lãnh đạo cần phải lựa chọn giải pháp ERP phù hợp với đặc thù ngành. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp tham gia vận chuyển hàng quốc tế, hệ thống ERP không chỉ cần đáp ứng được các quy định về hải quan mà còn phải có khả năng theo dõi vận chuyển trên toàn cầu.

    Khả năng tương thích với hệ thống hiện tại của doanh nghiệp

    Việc lựa chọn giải pháp ERP Logistics phù hợp không chỉ dựa trên tính năng mà còn đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét kỹ khả năng tích hợp của phần mềm với hệ thống hiện có. Bởi ERP thường không thể thay thế hoàn toàn tất cả các hệ thống mà doanh nghiệp đang sử dụng. 

    Việc lựa chọn phần mềm ERP tương thích với các hệ thống công nghệ hiện tại sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu sự gián đoạn trong quá trình chuyển đổi và nâng cao hiệu quả hoạt động.

    Khả năng mở rộng theo quy mô doanh nghiệp

    Nhu cầu quản lý của doanh nghiệp sẽ không ngừng tăng lên theo thời gian. Vì vậy. khi lựa chọn phần mềm ERP logistics, doanh nghiệp nên ưu tiên các hệ thống có khả năng mở rộng linh hoạt theo quy mô và sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. 

    Lựa chọn đơn vị triển khai chuyên nghiệp

    Logistics là một ngành phức tạp với nhiều quy trình đặc thù. Do đó, doanh nghiệp muốn triển khai ERP logistics nên lựa chọn các đơn vị uy tín, có chuyên môn công nghệ cao và am hiểu sâu sắc về ngành logistics để có thể xác định chính xác các vấn đề mà công ty đang gặp phải, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.

    Cải thiện hoạt động logistics với phần mềm 3S ERP

    Phần mềm quản trị và hoạch định nguồn lực doanh nghiệp 3S ERP sở hữu hệ thống modules chức năng mạnh mẽ bao gồm:

    • Tài chính – Kế toán
    • Quản trị mua hàng
    • Quản trị bán hàng
    • Quản trị hàng tồn kho
    • Quản trị sản xuất
    • Trục kế hoạch sản xuất 3S SPS
    • Quản trị nhân sự 3S HXM
    • Quản trị quan hệ khách hàng 3S CRM
    • Quản trị kênh phân phối 3S DMS
    • Báo cáo thông minh 3S BIZHUB
    Hệ thống module của 3S ERP

    Hệ thống module của 3S ERP

    Nhờ đó, 3S ERP có thể tối ưu hóa các nghiệp vụ quản lý tài chính – kế toán, mua hàng, bán hàng, kho vận,… Nhờ đó, doanh nghiệp dễ dàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng năng suất, tối ưu nguồn lực và kiểm soát chi phí vận hành hiệu quả.

    <strong>Số hóa quy trình & Thúc đẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp bạn với 3S ERP</strong>

    Số hóa quy trình & Thúc đẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp bạn với 3S ERP

    - Giải pháp được thiết kế chuyên sâu theo đặc thù ngành: Điện tử, Cơ khí chế tạo, Dược phẩm, Bao bì, Phân phối, Bán lẻ…
    - Dễ dàng tích hợp với các hệ thống phần mềm khác
    - Hơn 1000 doanh nghiệp tin dùng. Đã triển khai thành công cho nhiều DN sản xuất lớn, FDI Nhật Bản, Hàn Quốc
    - Đội ngũ chuyên gia hàng đầu tư vấn 1:1 từ chiến lược đến thực thi

    Một số ưu điểm nổi bật của hệ thống 3S ERP có thể kể đến như:

    • Đội ngũ triển khai và hỗ trợ chuyên nghiệp: ITG Technology – đơn vị nghiên cứu và phát triển 3S ERP đã có hơn 18 năm kinh nghiệm triển khai phần mềm ERP. Đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu kiến thức và kinh nghiệm của ITG sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp xuyên suốt quá trình xây dựng hệ thống, từ khảo sát, tư vấn đến xây dựng quy trình, triển khai, đào tạo và hỗ trợ sau nghiệm thu; đảm bảo giải pháp đáp ứng nhu cầu quản trị hiện tại và trong tương lai.
    • Phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp Việt Nam: Giải pháp 3S ERP được thiết kế và phát triển dựa trên đặc thù nhu cầu thực tế của doanh nghiệp Việt Nam.
    • Khả năng tùy biến và mở rộng cao: Phần mềm có thể tùy biến, mở rộng linh hoạt để đáp ứng yêu cầu thay đổi và sự phát triển của doanh nghiệp.
    • Dễ dàng tích hợp hệ thống bên thứ ba: 3S ERP có thể kết nối linh hoạt với các hệ thống IT khác theo yêu cầu.

    Có thể khẳng định rằng, ERP logistics là một giải pháp toàn diện, giúp doanh nghiệp giải quyết hiệu quả các vấn đề nan giải trong quản lý, từ đó nâng cao năng suất, giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp bạn đang tìm kiếm một công cụ để quản lý chuỗi cung ứng một cách chuyên nghiệp và hiệu quả, hãy liên hệ ngay đến ITG theo hotline 092.6886.855 để được tư vấn.

    Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
    Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

      Tặng bạn ebook









        Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
        Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng