Công nghiệp 4.0, nhà máy thông minh, nhà máy 4.0 có phải là một?

23/02/2023

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mở ra kỷ nguyên mới cho lĩnh vực sản xuất với sự trỗi dậy của các hình thái nhà máy mới, tiên tiến, hiện đại, tối ưu và bền vững hơn bao giờ hết. Trong đó, phải kể đến nhà máy thông minh. Một số ý kiến cho rằng Công nghiệp 4.0, nhà máy thông minh, nhà máy 4.0 là một. Liệu có đúng như vậy? Cùng ITG giải đáp thắc mắc ngay trong bài viết dưới đây.

Công nghiệp 4.0 là gì?

Công nghiệp 4.0 (hay còn được biết đến là Cách mạng Công nghiệp 4.0) là khái niệm lần đầu tiên được đưa ra tại Hội chợ công nghiệp Hannover tại Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 2011. Công nghiệp 4.0 nhằm thông minh hóa quá trình sản xuất và quản lý trong ngành công nghiệp chế tạo. Sự ra đời của Công nghiệp 4.0 tại Đức đã thúc đẩy các nước tiên tiến khác như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ thúc đẩy phát triển các chương trình tương tự nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh của mình.

Nhà máy thông minh khác nhà máy 4.0

Yếu tố cốt lõi của các công nghệ số trong cách mạng công nghiệp 4.0 bao gồm: Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI), Vạn vật kết nối (Internet Of Things – IoT), Dữ liệu lớn (Big Data) và Điện toán đám mây (Cloud).

Nhà máy 4.0 là gì?

Nhà máy 4.0 là mô hình nhà máy áp dụng thành tựu của nền công nghiệp 4.0 bao gồm Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) và robots vào các cơ sở sản xuất và trong suốt quá trình hoạt động của họ.

Những nhà máy thông minh này được trang bị các cảm biến tiên tiến, phần mềm nhúng và robots thu thập và phân tích dữ liệu, đồng thời cho phép đưa ra quyết định tốt hơn. Dữ liệu từ hoạt động sản xuất được kết hợp với dữ liệu hoạt động từ ERP, chuỗi cung ứng, dịch vụ khách hàng và các hệ thống doanh nghiệp khác để tạo ra mức độ hiển thị và hiểu biết sâu sắc hoàn toàn mới từ thông tin bị cô lập trước đây.

Nhà máy thông minh khác nhà máy 4.0 như thế nào?

Nhà máy thông minh (Smart Factory)

Bên cạnh đó, chưa cần phải là nhà máy ứng dụng robot tự động, trí tuệ nhân tạo AI … như nhà máy 4.0, ”nhà máy thông minh” (hay Smart Factory) lại đề cập đến sự tương tác tối ưu trong thời gian thực một cách liên tục theo cả hai chiều, từ tầng chiến lược đến tầng quản lý, tầng vận hành, tầng máy móc thiết bị, và ngược lại.

Xem thêm bài viết về: Nhà máy thông minh và những đặc trưng cơ bản

Giải pháp nhà máy thông minh của ITG

Nhà máy thông minh và nhà máy 4.0 có phải là một?

Theo nghiên cứu, hiện nay, các nhà máy tại Việt Nam chỉ mới ứng dụng Công nghệ thông tin ở mức Silo (phục vụ được một vài quy trình nghiệp vụ, ứng dụng chỉ đáp ứng được ở thời điểm hiện tại cần chứ chưa cân nhắc được lâu dài do thiếu quy hoạch.) Mỗi phòng ban dùng một phần mềm khác nhau, dẫn đến việc thông tin rời rạc, thiếu liên kết, không có tính kế thừa. Các bộ phận cũng vì thế mà chưa thể phối hợp nhuần nhuyễn, mang lại hiệu quả đột phá.

Công nghiệp 4.0 và nhà máy thông minh

Trong khi đó, các nhà máy 4.0 trên thế giới lại áp dụng triệt để các thành tựu của cách mạng 4.0 để tạo ra hiệu suất vượt trội. Tuy nhiên, nếu ứng dụng một cách “máy móc” mô hình này vào các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam, khả năng chuyển đổi số thành công chưa chắc đã cao, trong khi mức độ đầu tư về nguồn lực lại vô cùng lớn, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể chi trả được.. 

Ngoài ra, chuyển đổi số là một hành trình dài hơi. Nếu không đánh giá đúng khả năng nội tại và xác định đúng mục tiêu doanh nghiệp sẽ dễ bị “tổn thương”, thậm chí khó trụ vững trước những biến động nhỏ trên thị trường. 

Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng, nhà máy 4.0 sẽ là nhà máy thông minh nhưng nhà máy thông minh (đặc biệt tại Việt Nam) thì không nhất thiết phải dùng tất cả các công nghệ 4.0, mà điều quan trọng là tạo ra sự thông suốt giữa các tầng. Vậy thì nhà máy thông minh không cần phải là nhà máy 4.0.

Nhà máy thông minh và công nghiệp 4.0 có phải là một?

Nói về Công nghiệp 4.0, là nói chủ yếu về các thành tựu liên quan đến công nghệ được ứng dụng trong ngành công nghiệp. Cụ thể, trong lĩnh vực công nghệ sinh học, cách mạng công nghiệp 4.0 tập trung nghiên cứu để tạo ra những đột phá trong nông nghiệp, thuỷ sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng hoá tái tạo và hoá học. 

Trong lĩnh vực sản xuất, cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra các nhà máy thông minh. Máy móc có thể “nói chuyện” với nhau thông qua vào Internet of Things (IoT). Các nhà máy kết hợp sản xuất và vận hành với công nghệ kỹ thuật số thông minh, dữ liệu lớn… tạo nên hệ sinh thái kết nối tốt hơn, tổng thể hơn. Từ đó, doanh nghiệp có thể tập trung vào sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả.

Như vậy, công nghiệp 4.0, là cơ sở ra đời các nhà máy thông minh. Nhà máy thông minh là tâm điểm của cuộc cách mạng này. Nói về nhà máy thông minh, là nói về sự kết nối thông tin (dữ liệu) tạo ra hiệu suất vượt bậc cho các nhà máy sản xuất. Sự chuyển đổi ở đây không chỉ về “Công nghệ” mà còn về Quy trình” và “Con người” trong doanh nghiệp.

Giải pháp nhà máy thông minh nào phù hợp với doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam?

Công nghiệp 4.0 và nhà máy thông minh

Được thiết kế phù hợp với đặc thù doanh nghiệp Việt, giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY do ITG phát triển là một giải pháp công nghệ giúp doanh nghiệp sản xuất Việt chuyển đổi số toàn diện và giải quyết triệt để bài toán đứt gãy thông tin giữa các tầng . Khi tầng chiến lược đưa ra chiến lược kinh doanh, tầng quản lý sẽ xây dựng kế hoạch sản xuất và đưa xuống tầng vận hành, tầng máy móc nhà xưởng sẽ thực thi sau đó phản hồi thông tin lên trên tạo ra tính tương tác hai chiều.

So với các giải pháp của nước ngoài, tính khả thi của 3S iFACTORY cao hơn vì được tùy biến riêng cho từng doanh nghiệp, giúp giải quyết từng ngóc ngách khó khăn trong quá trình vận hành – kinh doanh. Đặc biệt, giải pháp đáp ứng yêu cầu đặc thù của từng ngành sản xuất tại Việt Nam. Thay vì phải bỏ ra chi phí “khổng lồ”, doanh nghiệp có thể chuyển đổi số theo lộ trình phù hợp với năng lực nội tại, từ đó, tạo đà để chuyển đổi tiếp lên những hình thái nhà máy cao hơn.. 

Ứng dụng 3S iFACTORY, doanh nghiệp sẽ được cung cấp bộ giải pháp chuyển đổi số toàn diện để dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất của mình, thông qua cải tiến các chỉ số S – Q – C – D bao gồm:

  • S – Speed (Tốc độ): Tăng khả năng chủ động, giảm lãng phí chờ đợi, Tăng hiệu suất làm việc
  • Q – Quality (Chất lượng): Kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu – cuối, chủ động kiểm soát quy trình hoạt động của nhà máy; cải thiện tỉ lệ lỗi hỏng trong quá trình sản xuất, và hỗ trợ truy xuất nguồn gốc xuyên suốt chuỗi cung ứng nội bộ.
  • C – Cost (Chi phí): Tối ưu hoá chi phí sản xuất theo từng sản phẩm, cắt giảm 7 loại lãng phí, trực quan toàn bộ thông tin sản xuất.
  • D – Delivery (Tiến độ): Rút ngắn thời gian sản xuất, thúc đẩy năng suất nội bộ vượt định mức chuẩn, đẩy nhanh quá trình đưa sản phẩm ra thị trường, từ đó gia tăng cạnh tranh cùng ngành. 

Giải pháp đã triển khai thành công cho nhà máy của nhiều doanh nghiệp lớn trong nước và doanh nghiệp FDI điển hình như: Công ty CP Công nghiệp Kimsen, Nhà máy nội thất Jager, Nhà máy Ricco Glass… 

Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp giúp cải thiện hoạt động vận hành sản xuất và các quy trình lõi trong doanh nghiệp, tối ưu chi phí và nâng cao hiệu suất, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline để tư vấn: 092.6886.855

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng