7 Lầm tưởng về nhà máy thông minh
Khi nhà máy thông minh không còn là một điều gì đó xa vời, mà đã trở thành xu thế bắt buộc, thì nhận thức đúng về mô hình này là bước đầu tiên trên hành trình chuyển đổi số thành công. Bài viết sau đây sẽ giải đáp 7 lầm tưởng thường gặp của các chủ doanh nghiệp về nhà máy thông minh.
1. Các nhà máy thông minh phải được triển khai từ khi mới bắt đầu xây dựng
Đúng là các nhà máy mới bắt đầu xây dựng (được gọi là “greenfield”) sẽ có khả năng triển khai mô hình nhà máy thông minh sẽ dễ dàng hơn. Bởi họ không bị phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng phải nâng cấp, cũng như không có quy trình hiện có nào bị gián đoạn. Họ cũng không bị vướng bởi hiện trạng cấu trúc kinh doanh & cấu trúc IT sẵn có. Điều này giúp cho việc lập kế hoạch việc lập kế hoạch và triển khai trơn tru hơn nhiều.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những doanh nghiệp đã tồn tại từ lâu (được gọi là “brownfield) muốn chuyển đổi lên mô hình nhà máy thông minh hoàn toàn có khả năng thực hiện điều này. Điều quan trọng là doanh nghiệp đó có mục tiêu và quyết tâm chuyển đổi, những nguồn lực khác liên quan đến Con người – Quy trình – Công nghệ lúc đó sẽ trở nên khả thi.
2. Chỉ các tập đoàn doanh nghiệp lớn mới có thể hiện thực hóa nhà máy thông minh
Đúng là nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng các công ty lớn đang tiến xa hơn và ít bị hạn chế về ngân sách hơn. Nhưng cũng có nhiều cách giúp việc hiện thực hóa các nhà máy thông minh trở nên khả thi đối với các công ty vừa và nhỏ (SME).
Một số ví dụ điển hình trên thế giới phải kể đến như:
- Hỗ trợ tài chính: Có một số hiệp hội ngành, chẳng hạn như CESMII ở Hoa Kỳ hoặc cộng đồng Gaia-X ở Châu Âu, cung cấp các khoản trợ cấp và hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tìm cách làm cho nhà máy của họ trở nên thông minh.
- Có nhiều quan điểm cho rằng các mô hình nhà máy thông minh liên quan đến rất nhiều đến cơ sở hạ tầng, nâng cấp dữ liệu. Vì thế không phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên với sự gia tăng của các mô hình kinh doanh dưới dạng dịch vụ (chủ yếu dành cho phần mềm – SAAS nhưng cũng ngày càng tăng đối với các hãng cung cấp phần cứng), đưa mô hình nhà máy thông minh đến gần hơn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tại Việt Nam, hiện nay đã có nhiều hỗ trợ thúc đẩy các SME chuyển đổi số theo xu hướng nhà máy thông minh. Ví dụ như:
- Chương trình đào tạo chuyên gia tư vấn cho ngành công nghiệp hỗ trợ với sự tổ chức của Bộ Công Thương kết hợp với Samsung
- Nhiều chương trình thúc đẩy chuyển đổi số ngành công nghiệp theo đề án Chuyển đổi số Quốc Gia đến năm 2025, định hướng 2030.
- Nhiều ứng dụng tự động hóa từ nước ngoài với chi phí hợp lý và hiệu năng cao được các doanh nghiệp Việt tin dùng.
- Các giải pháp công nghệ “make-in-Vietnam” được thiết kế theo đặc thù doanh nghiệp hoàn toàn có thể cạnh trạnh chất lượng, thậm chí cao hơn với các phần mềm ngoại, trong khi chi phí thì thấp hơn. Bên cạnh đó, những giải pháp này còn được tư vấn theo lộ trình, các doanh nghiệp chỉ cần giải ngân phù hợp với mục tiêu từng giai đoạn. Tiêu biểu tại Việt Nam là giải pháp 3S iFACTORY của ITG.
3. Luôn có một giải pháp chung để phù hợp cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất
Đây là một suy nghĩ sai lầm. Thực tế là không có hai nhà máy thông minh nào trông giống hệt nhau vì mỗi nhà máy có các đặc điểm sản xuất khác nhau, và quan trọng hơn là mỗi nhà máy đều có mục tiêu hoạt động/kinh doanh riêng. Về loại hình, có những doanh nghiệp theo đuổi: mô hình sản xuất thuần túy, có những doanh nghiệp lại kết hợp sản xuất và thương mại, có những doanh nghiệp lại tập trung vào R&D. Về lĩnh vực, các doanh nghiệp ở các ngành dọc tất nhiên sẽ có những đặc thù ngành khác nhau.
Những giải pháp nhà máy thông minh hiệu quả là những giải pháp được thiết kế riêng cho đặc thù doanh nghiệp đó để đạt được mục tiêu nhất định. Trên thực tế, chỉ có khung kiến trúc về nhà máy thông minh là được tham chiếu để trở thành một khung tiêu chuẩn cho hầu hết các doanh nghiệp. Hiện nay, kiến trúc ISA-95 được coi là tiêu chuẩn phổ biến được nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình nhà máy thông minh. Tuy nhiên, khi đi vào triển khai thực tế, khung kiến trúc này có thể được tùy chỉnh sao cho phù hợp với thực tế điều kiện, mục đích của chính doanh nghiệp.
4. Chuyển đổi theo mô hình nhà máy thông minh chủ yếu là về công nghệ
Mặc dù công nghệ thường là một phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi nhà máy thông minh, nhưng nó không phải là thành phần duy nhất, và trong nhiều trường hợp, cũng không phải là thành phần quan trọng nhất.
Hầu hết những doanh nghiệp đã và đang triển khai nhà máy thông mình đều chỉ ra tầm quan trọng của các khía cạnh liên quan đến Con người và Quy trình, trong số đó, sự đổi mới của lãnh đạo sẽ dẫn dắt dự án nhà máy thông minh đi đến thành công.
Bên cạnh đó, một phần đặc biệt quan trọng cần xem xét là cần phải đảm bảo rằng quá trình chuyển đổi số là minh bạch và nhân viên nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số và cảm thấy vai trò to lớn của mình trong hành trình này.
5. Mô hình nhà máy thông minh thay thế các phương thức cải tiến liên tục
Các giải pháp nhà máy thông minh cần hoạt động cùng với các công cụ cải tiến quy trình hiện có (ví dụ: Sản xuất tinh gọn, Six Sigma) thay vì thay thế chúng.
Nghiên cứu cho thấy rằng các công nghệ nhà máy thông minh đóng một vai trò quan trọng trong việc tự động hóa việc thu thập và phân tích dữ liệu, đồng thời loại bỏ sự kém hiệu quả và sai sót liên quan đến các quy trình thủ công, từ đó nâng cao hiệu quả của quy trình cải tiến liên tục.
6. Dễ dàng nhân bản thành công nhà máy thông minh từ cơ sở này sang cơ sở khác
Mở rộng quy mô từ một nhà máy thông minh sang các nhà máy khác trong cùng một doanh nghiệp thường là phần khó khăn nhất vì mỗi thiết lập của nhà máy chắc chắn sẽ khác với những nhà máy trước đó, với cả điều kiện hữu hình (điều kiện máy móc, bối cảnh CNTT, tính năng sản phẩm) và điều kiện vô hình (tư duy của nhân viên, tư duy quản lý) là hoàn toàn khác nhau ở những địa điểm khác nhau. Các cách tiếp cận về cách điều hướng các quyết định chiến lược xung quanh việc mở rộng quy mô tiếp cận nhà máy thông minh là khác nhau.
7. Nhà máy thông minh là nhà máy tự động hóa hoàn toàn
Mặc dù nhiều nhà máy thông minh có các hệ thống tự động hóa cao, nhưng tự động hóa không phải là điều kiện tiên quyết để thực hiện các mục tiêu của nhà máy thông minh.
Trên thực tế, dữ liệu, chứ không phải tự động hóa, là nền tảng chính cho mô hình nhà máy thông minh. Nghiên cứu của ITG Technology khi triển khai giải pháp công nghệ cho các nhà máy tại Việt Nam cho thấy, hầu như các nhà máy truyền thống đều gặp tình trạng đứt gãy thông tin. Do đó, trở thành nhà máy thông minh có nghĩa là hình thành luồng thông tin xuyên suốt giữa các tầng quản trị, vận hành, nhà xưởng và có tương tác hai chiều giữa các tầng quản lý này.
Công nghệ cho phép thu thập, sắp xếp và phân tích dữ liệu liên quan sẽ trao quyền cho con người điều hành nhà máy đưa ra quyết định nhanh hơn, và sáng suốt hơn.
Kết
Mặc dù trên thế giới tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về nhà máy thông minh, nhưng cần hiểu đúng về bản chất của mô hình này những đưa ra lộ trình đúng đắn cho hành trình chuyển đổi số của mình. Hy vọng bài viết “7 lầm tưởng về nhà máy thông minh” sẽ giải đáp và gợi mở nhiều thông tin cho các doanh nghiệp sản xuất. Nếu bạn đang băn khoăn về mô hình nhà máy thông minh cũng như tìm kiếm giải pháp phù hợp để chuyển đổi số, hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua Hotline 092.6886.855 để được tư vấn.