bài Viết

Ý TƯỞNG SÁNG TẠO TỪ ĐÂU RA, HAY LÀ THINK INSIDE THE BOX

24/09/2014
Phương pháp luận SIT (Systematic Inventive Thinking) bắt nguồn từ TRIZ và được sử dụng trong lĩnh vực sản phẩm và dịch vụ, trong khi TRIZ được sử dụng trong kỹ nghệ (engineering). SIT còn có tên khác là “think inside the box”, đối nghịch với những phương pháp được gọi là “out of the box” ở các điểm sau:
  • Các phương pháp “out of the box” hướng suy nghĩ của mọi người ra bên ngoài tình huống đang có. SIT thì ngược lại, quan điểm rằng sáng tạo phải nằm trong một không gian cho trước, quen thuộc với những người tham gia sáng tạo. Không gian đó (gọi là closed world) chính là cái box, hay là các ràng buộc (constraint). Chính các ràng buộc này khuyến khích (foster) sáng tạo.
  • Out-of-the-box quan điểm rằng các ý tưởng không có quy luật chung, khuyến khích mọi người nghĩ ra thật nhiều ý tưởng một cách ngẫu nhiên, và hy vọng trong số đó sẽ có những ý tưởng hay. SIT thì cho rằng các sáng tạo đều có những pattern chung (tác giả TRIZ – Altshuller – đã phân tích 200,000 bằng sáng chế và phát hiện 40 pattern), và trên cơ sở những pattern này SIT đã xác định ra 5 template (hay là thinking tool, technique). Việc sử dụng chúng theo một quy trình chặt chẽ (diễn giả luôn nhấn mạnh SIT là một discipline) sẽ tạo ra những ý tưởng sáng tạo. Chính vì lẽ đó mà có chữ “systematic” – sáng tạo có hệ thống chứ không ngẫu nhiên.

Năm công cụ/ kỹ thuật của SIT là:

  • Subtraction: bỏ bớt một thành phần quan trọng của sản phẩm và thử xem “sản phẩm ảo” được cấu thành bởi các thành phần còn lại có thể dùng làm gì. Cách này trái ngược với việc cố đưa thêm thành phần mới vào sản phẩm. Xem ví dụ ở cuối bài về sản phẩm của công ty Jonhson & Johnson.
  • Multiplication: nhân một thành phần nào đó của sản phẩm lên và dùng cho việc khác. Ví dụ được các diễn giả đưa ra là business card của SIT: thông tin được nhân lên 5 lần. Một ví dụ khác là tính năng “picture-in-picture” của TV.
img 0364s e13936926027852 - Ý TƯỞNG SÁNG TẠO TỪ ĐÂU RA, HAY LÀ THINK INSIDE THE BOX

Hình 1: Business card after appying Multiplication. Khi xoay, hình tròn màu trắng có thể cung cấp 5 thông tin về chủ card (so với 1 thông thường).

  • Division: chia một sản phẩm thành nhiều phần khác nhau nằm ở những chỗ khác nhau trong tình huống sử dụng. Ví dụ việc tách bảng điều khiển ra khỏi TV.
  • Task Unification: thêm chức năng cho một tài nguyên sẵn có, hay gộp vài chức năng vào trong một thành phần. Diễn giả lấy ngay ví dụ thực tế mình đã quan sát thấy khi bay từ HCMC ra HN bằng VietJetAir: khi đi gom rác từ các hành khách, sau khi nhận túi rác thì tiếp viên đưa luôn túi mới để hành khách đặt vào chỗ cũ, như vậy gộp 2 khâu đoạn làm 1 để tiết kiệm thời gian.
  • Attribute Dependency: các thuộc tính của sản phẩm phụ thuộc vào nhau. Ví dụ điện thoại thông minh cung cấp thông tin nhà hàng trên cơ sở tọa độ của bạn (thông tin phụ thuộc vị trí).

SIT có một số nguyên tắc. Nguyên tắc quan trọng nhất là “Closed World” – cách tốt nhất và nhanh nhất để sáng tạo là trông vào những tài nguyên trong tay (don’t do innovate, innovate in what you do). Nguyên tắc thứ hai là “Function Follows Form”: đa số mọi người nghĩ rằng sáng tạo là bắt đầu bằng một vấn đề rồi đi tìm lời giải. FFF đề xuất ngược lại: bắt đầu bằng một lời giải trừu tượng rồi đi ngược đến vấn đề nó sẽ giải quyết. Nghiên cứu cho thấy chúng ta dễ tìm lợi ích cho một cơ chế có sẵn (đi từ lời giải) hơn là tìm cơ chế đáp ứng một lợi ích cho trước (đi từ vấn đề). Ví dụ nếu bạn được hỏi “Có lợi ích gì khi bình sữa đổi màu theo nhiệt độ sữa?”, bạn sẽ nghĩ ngay đến việc nó sẽ giúp làm em bé không bị bỏng. Nhưng nếu bạn được hỏi “Làm sao có thể chắc chắn về nhiệt độ sữa để em bé không bị bỏng?”, thì bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để nghĩ ra cách đổi màu (hoặc bó tay). Theo nguyên tắc này, bạn có thể dùng các kỹ thuật trên để tạo ra Form, và sau đó nghĩ các Function mà Form đó có thể làm (function follows form). Nguyên tắc FFF được áp dụng nhiều trong quá trình tái sử dụng (nghĩ ra ứng dụng mới cho những thứ đã bỏ đi).

Chúng ta không sáng tạo được là vì đã hình thành cho mình một số giả thiết (assumption) trong quá trình lớn lên. Sáng tạo xảy ra khi chúng ta công phá (challenge) những giả thiết đó. Loại giả thiết (assumption) mà ai cũng có là sự cố định nhận thức (Cognitive Fixedness), bao gồm cố định tính năng (Functional fixedness) và cố định cấu trúc (structural). Cố định tính năng là khi ta chỉ nghĩ đến một vài tính năng của đồ vật mà không nghĩ đến việc nó có thể dùng được vào việc khác (xem Bài toán cây nến), còn cố định cấu trúc là khi ta nghĩ cấu trúc của một vật phải như vậy (ví dụ các nút điều khiển TV luôn nằm dưới màn hình). Phá được những fixedness này sẽ dẫn đến sáng tạo, nhưng vấn đề ở chỗ ta không nhìn thấy chúng (nhận thức bị cố định) để mà phá, ta chỉ thấy chúng khi chúng đã bị phá. Do đó ta cần những công cụ mạnh để giúp. Lưu ý: lúc bé thì chúng ta chưa hình thành cho mình các giả thiết, nên trẻ con có thể sử dụng đồ vật vào những mục đích rất kỳ lạ.

Nguồn: phanphuongdat.wordpress.com/
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng