Webinar: “Nâng cao hiệu suất và Tối ưu chi phí cho doanh nghiệp sản xuất nhựa”
Webinar: “Nâng cao hiệu suất và Tối ưu chi phí cho doanh nghiệp sản xuất nhựa” đã diễn ra thành công tốt đẹp. Thành quả này có được nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo khách mời tham dự là các anh chị C-Level, Giám đốc sản xuất, Quản lý sản xuất cùng, cũng như các chuyên gia IT trong ban chuyển đổi số doanh nghiệp.
Sự kiện webinar đã chia sẻ những “tảng băng chìm” trong quản lý – vận hành gây tổn thất nghiêm trọng cho doanh nghiệp, cập nhật kiến thức chuyên sâu nhằm nâng cao hiệu suất và tối ưu chi phí cho doanh nghiệp ngành nhựa:
Mở đầu webinar, ông Nguyễn Thanh Bình – Chuyên gia gần 30 năm kinh nghiệm về Sản xuất tinh gọn Lean Production đã chia sẻ về phương thức triển khai cải tiến và duy trì hoạt động Lean tại các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ông Bình cũng có những phân tích chi tiết hơn về những cải tiến điển hình được áp dụng thành công tại các doanh nghiệp Việt Nam thời gian vừa qua. Công tác cải tiến đã giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm nhân sự, tiết kiệm diện tích nhà xưởng, tăng năng suất, loại bỏ hàng tồn kho, loại bỏ rác thải công nghiệp,…
Cũng theo ông Bình: “Cải tiến không bao giờ kết thúc”, doanh nghiệp áp dụng Lean sẽ có sự phát triển nhanh chóng và vượt trội hơn các doanh nghiệp khác trên thị trường.
Tiếp đến, ông Nguyễn Thành Luân – Giám đốc Trung tâm tư vấn chuyển đổi số ITG DX giải đáp 6 bài toán “nhức nhối” mà ngành nhựa đang phải đối mặt liên quan đến quản lý kế hoạch, quản lý tồn kho, kiểm soát nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tối ưu chất lượng và chi phí.
Từ kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình tư vấn và triển khai giải pháp số cho nhiều doanh nghiệp nhựa, ông Luân cũng nhấn mạnh về 10 tổn thất nặng nề mà doanh nghiệp phải đối mặt dưới góc độ S-Q-C-D (Tốc độ – Chất lượng – Chi phí – Tiến độ giao hàng).
Bên cạnh đó, ông Daichi Hasebe – Giám đốc VP đại diện Sato miền Bắc – Sato Vietnam Solutions mang đến webinar giải pháp công nghệ quản lý kho tiên tiến và phân tích hiệu quả tại các nhà máy điển hình ngành sản xuất nhựa. Giải pháp của Sato có thể tham gia cải tiến trong hầu hết các công đoạn trong sản xuất từ quản lý nguyên liệu, thành phẩm, quản lý quy trình sản xuất, quản lý sản phẩm dở dang đến những việc quản lý tài sản, khuôn mẫu và phụ tùng dự trữ trong khu vực văn phòng.
Theo ông Hasebe, việc ứng dụng công nghệ nhận dạng khác nhau của Sato như mã vạch, mã QR Code, RFID, định vị vị trí, công nghệ nhận dạng âm thanh, hình ảnh,… giúp thu thập dữ liệu chính xác tại hiện trường, đề xuất các cải tiến trong quy trình làm việc cho quản lý cấp cao một cách hiệu quả.
Chương trình một lần nữa bùng nổ với phiên thảo luận chuyên sâu của diễn giả cùng các khán thính giả để làm rõ vấn đề đặc thù của ngành nhựa cùng những kiến thức ứng dụng thực tế.
ITG Technology xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các diễn giả và các vị khách mời đã tạo nên sự thành công của sự kiện. Mọi câu hỏi về chuyển đổi số ngành Nhựa, Quý vị có thể email cho Ban Tổ chức tại: info@itgtechnology.vn hoặc hotline: 092.6886.855 để được giải đáp.