bài Viết

TẠI SAO CÁC TẬP ĐOÀN BÁN LẺ “THỜ Ơ” VỚI VIỆT NAM?

24/12/2010

siêu thị bán lẻ việt namMặc dù ngành bán lẻ của Việt Nam vẫn chỉ phát triển chủ yếu với các cửa hiệu tạp hóa nhỏ lẻ, nhưng nhiều nhà bán lẻ nước ngoài đang tỏ ra khá háo hức giành cho mình một miếng bánh thị trường lớn hơn tại một đất nước với tầng lớp trung lưu tăng trưởng nhanh bậc nhất châu Á.

Ministop, nhà quản lý chuỗi cửa hàng tiện lợi của Nhật, là công ty mới đây nhất bắt tay vào kế hoạch hoạt động tại Việt Nam. Hôm 11/12, công ty này vừa ký thỏa thuận liên doanh với tập đoàn cà phê Trung Nguyên mở 500 cửa hàng trong vòng năm năm.

Takashimaya và Isetan Mitsukoshi, hai chuỗi cửa hàng bách hóa Nhật nữa, cũng đang cân nhắc kế hoạch mở cửa tại đây.

Thực tế việc các nhà bán lẻ nước ngoài muốn liên doanh với một công ty địa phương chứng tỏ những khó khăn mà các công ty nước ngoài đang vấp phải khi một mình tham gia ngành bán lẻ của Việt Nam.

Việt Nam vẫn là một trong số ít những thị trường tiêu dùng châu Á tăng trưởng nhanh mà lại vắng bóng các cửa hàng của McDonald’s, Starbucks hay Tesco, một phần vì môi trường quản lý có vấn đề.

Mặc dù nhiều người sẽ coi sự vắng mặt các ông lớn này là điều may mắn, nhưng doanh nhân và nhà ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam cho rằng nước này đang bỏ qua những khoản đầu tư lớn và cơ hội cải thiện lựa chọn mua sắm.

Việt Nam thì nói cam kết mở cửa đối với nhà đầu tư nước ngoài và luật pháp nước này cho phép các nhà bán lẻ nắm giữ 100% cổ phần khi kinh doanh tại Việt Nam. Nhưng điều đó hiếm khi xảy ra.

Một rào cản lớn là các điều khoản quy định nhà bán lẻ nước ngoài phải vượt qua được cuộc Thẩm định Nhu cầu kinh tế (Economic Needs Test – ENT) để tính toán lợi ích tiềm năng của những cửa hàng đăng ký đối với địa phương nơi họ có kế hoạch mở cửa.

Trong “sách trắng” mới nhất về môi trường kinh doanh Việt Nam, Phòng Thương mại châu Âu đã miêu tả việc thẩm định này là “rào cản tiếp cận thị trường quan trọng đối với nhà đầu tư, được áp dụng tùy tiện và khác nhau” ở từng tỉnh.

Các quan chức Việt Nam cho rằng những quy định thẩm định như thế là cần thiết để bảo vệ lợi ích của nhà bán lẻ nhỏ trong nước. Dĩ nhiên, ở phương Tây, những cửa hàng như thế đã bị đánh bật bởi những ông lớn từ lâu rồi.

Dù tiếp cận này là đúng hay sai cách, quá trình thẩm định khiến cho các tập đoàn bán lẻ quốc tế rất khó áp dụng cách tiếp cận đồng nhất và chi phí thấp để mở rộng cửa hàng, những yếu tố vốn đã trở thành nền tảng thành công trên toàn cầu của họ.

Nhưng với việc người châu Á tiêu dùng ngày càng nhiều và tầng lớp trung lưu Việt Nam đang tăng lên với tốc độ nhanh nhất châu Á, chỉ sau Trung Quốc và Armenia, theo Ngân hàng Phát triển châu Á, các nhà bán lẻ quốc tế sẽ càng vấp phải tình thế lưỡng nan lâu nay rằng “ăn mày thì đừng đòi xôi gấc”.

(ITGVN – Theo Saga)

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng